Chi tiết tin

Báo cáo minh bạch tháng 9/2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO MINH BẠCH

 (Cập nhật Tháng 09/2022)

 

  1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
  1. Tên Tổ chức kiểm toán được chấp thuận: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT
    • Tên giao dịch    : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT
    • Tên viết tắt        : NVT CO.,LTD
    • Trụ sở chính     : Tầng 2, tòa nhà Platinum Residences, số 6 Nguyễn Công Hoan, Phương Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    • Điện thoại         : 024 37 61 33 99 / 024 37 61 55 99
    • Email               :vpa@vpaudit.vn    Website: http://www.vpaudit.vn
    •  Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
    • Người đại diện theo Pháp luật: Công ty có 3 người đại diện theo pháp luật

Bà Lưu Thị Thúy Anh                   Chức vụ: Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Hạnh                     Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc

Ông Võ Công Tuấn                        Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc

  1. Mô tả cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức kiểm toán được chấp thuận:

Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt được thành lập ngày 22 tháng 09 năm 2006. Nền tảng của Công ty là những kiểm toán viên thuộc thế hệ kiểm toán viên đầu tiên của Việt Nam, đã từng được đào tạo từ dự án EURO - TAPVIET, dự án đặt nền móng cho hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp ở Việt Nam. 

Công ty được Bộ Tài chính chấp thuận là doanh nghiệp kiểm toán được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng liên tục từ năm 2012 đến nay.

Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán liên tục từ năm 2012 đến nay.

Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt là đem đến cho khách hàng các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế hữu hiệu nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần không ngừng làm gia tăng giá trị cho khách hàng.

Phương châm dịch vụ của Công ty

  • Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung.
  • Phương pháp kiểm toán khoa học, hiện đại, hiệu quả.
  • Khẳng định tính chuyên nghiệp, chất lượng trong từng dịch vụ.
  • Nhiệt tình, chu đáo, chuẩn mực trong tác nghiệp, luôn quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
  • Luôn gắn kết dịch vụ kiểm toán với các dịch vụ gia tăng: tư vấn tài chính, kế toán, thuế,...
  •  Hội đồng thành viên bao gồm:

STT

Họ và tên

Thành viên

1

Bà Lưu Thị Thúy Anh

Chủ tịch Hội đồng thành viên

2

Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh

Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên

3

Ông Đào Duy Hưng

Thành viên

4

Ông Võ Công Tuấn

Thành viên

5

Bà Nguyễn Thị Hạnh

Thành viên

6

Ông Huỳnh Hữu Phước

Thành viên

  •  Ban Tổng Giám đốc bao gồm:

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

Bà Lưu Thị Thúy Anh

Tổng Giám đốc

2

Bà Lê Thị Hạ

Phó Tổng Giám đốc

3

Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh

Phó Tổng Giám đốc

4

Ông Đào Duy Hưng

Phó Tổng Giám đốc

5

Ông Hồ Xuân Hè

Phó Tổng Giám đốc

6

Bà Nguyễn Thị Hạnh

Phó Tổng Giám đốc

7

Ông Võ Công Tuấn

Phó Tổng Giám đốc

8

Ông Nguyễn Văn Tân

Phó Tổng Giám đốc

9

Ông Huỳnh Hữu Phước

Phó Tổng Giám đốc

  • Thông tin về chi nhánh và Văn phòng đại diện:

Chi nhánh tại Hà Nội:

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt - Chi nhánh tại Hà Nội
  • Địa chỉ: Số 12, phố Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt - Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ: 98 Vũ Tông Phan, Phường An Phú, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại Bắc Giang:

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt - Văn phòng đại diện tại Bắc Giang
  • Địa chỉ: Số 70 Hoàng Văn Thụ, Phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Văn phòng đại diện tại Hà Nội:

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt - Văn phòng đại diện tại Hà Nội
  • Địa chỉ: Số 10B khu TT K40 Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng đại diện tại Nghệ An:

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt - Văn phòng đại diện tại Nghệ An
  • Địa chỉ: Số nhà 404, đường Nguyễn Trãi, Xóm 1, Xã Nghi Phú, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An

Văn phòng đại diện tại Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

  • Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt - Văn phòng đại diện tại Khu vực miền Trung - Tây Nguyên
  • Địa chỉ: Số 266 Trường Chinh, Phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Việt Nam
    1. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NỘI BỘ

Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty bao gồm các quy định về kiếm soát chất lượng trong từng giai đoạn từ khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng cho đến khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn (sau đây gọi chung là “kiểm toán”) cho khách hàng.

  1. Kiểm soát trong khâu đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
  • Tìm hiểu và thu thập đầy đủ tài liệu liên quan trước khi ra quyết định chấp nhận khách hàng, bao gồm việc đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng và hợp đồng dịch vụ;
  • Người được phân công khảo sát tình hình hoạt động, kinh doanh của khách hàng phải nộp các tài liệu cần thu thập bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Báo cáo thường niên, BCTC đã kiểm toán năm gần nhất (nếu có) và các tài liệu khác thu thập được cho Ban Tổng Giám đốc Công ty ngay sau khi đi khảo sát về;
  • Căn cứ các tài liệu khảo sát, thành viên Ban Giám đốc được phân công tiếp nhận khách hàng xem xét trước khi ra quyết định chấp nhận khách hàng, bao gồm việc đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng và hợp đồng dịch vụ và ước tính phí được thỏa đáng nhất;
  • Trường hợp thông tin khảo sát chưa đầy đủ thì thành viên Ban Giám đốc được phân công tiếp nhận khách hàng có thể thu thập thêm các nguồn thông tin khác hoặc yêu cầu khảo sát bổ sung; xem xét việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, đặc biệt là tính độc lập;
  • Các ý kiến đánh giá về khả năng tiếp nhận khách hàng được ghi trên “Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ”.
  1. Kiểm soát trong đàm phán, ký kết hợp đồng
  • Khi khách hàng có yêu cầu đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, Thành viên Ban Giám đốc phụ trách hợp đồng chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, phải chuẩn bị kỹ các nội dung cần đàm phán và phương án giải quyết;
  • Phòng Kế toán lập dự thảo Hợp đồng theo mẫu quy định trình thành viên Ban Giám đốc phê duyệt để gửi cho khách hàng. Một số trường hợp khách hàng có yêu cầu mẫu hợp đồng kiểm toán riêng thì phải soạn thảo, đối soát với hợp đồng mẫu của Công ty để đảm bảo không bỏ sót hoặc làm sai lệch các nội dung quan trọng của hợp đồng;
  • Người ký kết hợp đồng phải soát lại toàn bộ nội dung, hình thức của hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về các nội dung ký kết.
  1. Kiểm soát trong khâu lập kế hoạch kiểm toán
  • Trưởng đoàn/nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán trước khi bắt đầu triển khai làm việc thực tế tại khách hàng;
  • Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm soát xét kế hoạch kiểm toán trước khi trình Giám đốc kiểm toán phê duyệt;
  • Giám đốc kiểm toán chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch kiểm toán trước khi thực hiện;
  • Khi soát xét, phê duyệt kế hoạch kiểm toán phải đảm bảo rằng kế hoạch đã:
  • Lập đúng và phản ánh đầy đủ nội dung cần thiết theo mẫu quy định;
  • Đánh giá được cơ bản hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng;
  • Đánh gía rủi ro, xác định mức trọng yếu phù hợp;
  • Trình bày rõ ràng phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục chính;
  • Dự kiến nhân sự phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm toán;
  • Đem lại sự hài lòng cho Chủ nhiệm kiểm toán, Giám đốc kiểm toán.
  • Việc soát xét, phê duyệt phải được thể hiện bút tích trên hồ sơ kiểm toán;
  • Các thành viên trong đoàn kiểm toán phải được nghiên cứu kỹ kế hoạch kiểm toán để thực hiện cuộc kiểm toán theo đúng hướng và đảm bảo chất lượng.
  1. Kiểm soát trong quá trình thực hiện kiểm toán
  • Trưởng đoàn, trưởng nhóm chịu trách nhiệm phân công công việc và giám sát tiến độ thực hiện công việc: Khi phân công công việc phải cân đối giữa khối lượng công việc, quỹ thời gian và năng lực của từng thành viên để đảm bảo chất lượng và hoàn thành công việc đúng tiến độ;
  • Khi thực hiện mỗi phần hành, người thực hiện phải bám sát chương trình kiểm toán để thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp;
  • Khi hoàn thành một khoản mục, người thực hiện phải tự rà soát kỹ lưỡng các thủ tục kiểm toán, đối chiếu với chương trình kiểm toán để đảm bảo không bỏ sót thủ tục kiểm toán, trình bày giấy làm việc đúng mẫu quy định trước khi nộp cho trưởng đoàn/trưởng nhóm. Đồng thời, người thực hiện phải chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn/trưởng nhóm về kết quả làm việc của mình;
  • Trưởng đoàn/trưởng nhóm chịu trách nhiệm soát xét từng phần hành kiểm toán do các thành viên trong đoàn/nhóm thực hiện. Nội dung soát xét bao gồm:
  • Tính đầy đủ của các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục;
  • Mức độ phù hợp, nhất quán với quy trình, thủ tục của Công ty và chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
  • Xem xét các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi cần được tham khảo ý kiến tư vấn phù hợp trước khi trao đổi khách hàng;
  • Xem xét việc trao đổi với khách hàng, yêu cầu giải trình, soát xét đã được thực hiện và thể hiện rõ trong tài liệu, hồ sơ;
  • Tầm quan trọng của những sai sót, gian lận đã phát hiện được;
  • Ước lượng những rủi ro kiểm toán có thể có;
  • Trình bày giấy làm việc: Thu thập và lưu lại đầy đủ, có hệ thống các tài liệu, hồ sơ thích hợp về các công việc và thủ tục phân tích đã thực hiện, ý kiến tư vấn đã tham khảo và những kết luận đã đưa ra;
  • Thực hiện công việc theo chuẩn mực nghề nghiệp và quy định của Công ty, đảm bảo tính thận trọng, khách quan và độc lập;
  • Nếu thấy có khoản mục chưa đảm bảo chất lượng, nội dung công việc, Trưởng đoàn/trưởng nhóm phải yêu cầu người thực hiện bổ sung thủ tục hoặc hoàn thiện giấy làm việc ngay trong thời gian làm việc tại trụ sở của khách hàng.
  • Đánh giá kết quả kiểm toán: Trưởng đoàn/nhóm phải đánh giá được:
  • Mức độ trọng yếu của những sai sót đã phát hiện, ước lượng sai sót tổng thể, mức độ ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính để trình Giám đốc kiểm toán quyết định việc điều chỉnh hoặc không điều chỉnh các sai sót đã phát hiện;
  • Những vấn đề cần tư vấn cho khách hàng để khắc phục thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ;
  • Mức độ đầy đủ, thích hợp của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được;
  • Mức độ hoàn thành mục tiêu của cuộc kiểm tra đã đề ra;
  • Những sai sót chưa được điều chỉnh và mức độ ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính;
  • Ý kiến thích hợp cho báo cáo kiểm toán.
  1. Kiểm soát quá trình dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý
  • Tự kiểm soát trong quá trình lập báo cáo kiểm toán, thư quản lý:
  • Trưởng đoàn/nhóm chịu trách nhiệm lập báo cáo kiểm toán, thư quản lý theo đúng mẫu quy định của Công ty;
  • Trưởng đoàn/nhóm cũng phải lập báo cáo tài chính sau kiểm toán độc lập với khách hàng để đối chiếu số liệu với khách hàng (mẫu báo cáo tài chính dự thảo). Các báo cáo tài chính này phải được lập công thức đầy đủ để có thể kiểm tra được phương pháp lập luận cho từng chi tiêu trên báo cáo.
  • Soát xét dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý:
  • Các báo cáo dự thảo phải soát xét qua 3 cấp: Kiểm toán viên, Chủ nhiệm kiểm toán và Giám đốc kiểm toán;
  • Việc soát xét phải đảm bảo kiểm soát đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Công ty;
  •  Mỗi cấp soát xét đều phải ghi kết quả soát xét và ký xác nhận kết quả soát xét trên mẫu quy định của Công ty.
  1. Kiểm soát trong khâu phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý
  • Báo cáo kiểm toán, thư quản lý chỉ được phát hành sau khi đã được Giám đốc kiểm toán phê duyệt phát hành;
  • Nhân viên đóng báo cáo chịu trách nhiệm soát xét hình thức, lỗi chính tả, lỗi số học của bản in chính thức trước khi đóng báo cáo;
  • Kiểm toán viên, Giám đốc kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm soát lần cuối trước khi ký báo cáo;
  • Báo cáo kiểm toán gửi đi phải đính kèm phiếu giao nhận báo cáo và đề nghị khách hàng ký xác nhận rồi gửi lại phiếu này cho Công ty (có thể gửi lại bằng fax).
  1. Kiểm soát sau khi kết thúc hợp đồng
  • Kiểm soát việc sắp xếp hồ sơ kiểm toán: Trưởng đoàn/nhóm phải đảm bảo hồ sơ kiểm toán được sắp xếp, đánh tham chiếu theo đúng quy định của công ty (mẫu sơ đồ lưu trữ hồ sơ);
  • Nhãn hiệu hồ sơ lưu trữ phải có đủ thông tin: tên khách hàng, tên dịch vụ, năm tài chính (hoặc mã số dự án), số thứ tự file trong tổng số files của hợp đồng;
  • Hồ sơ hợp đồng dịch vụ phải được bảo quản đầy đủ, an toàn, sắp xếp khoa học để dễ quản lý, dễ khai thác, sử dụng, thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu hồ sơ. Hàng năm tổ chức kiểm kê tài liệu, hồ sơ theo danh mục lưu kho để kịp thời phát hiện các hiện tượng tài liệu, hồ sơ bị hỏng do ẩm ướt, mối mọt.
  1. Quy định về giám sát và đào tạo để phát triển hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ

Công ty xây dựng các quy chế chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng công ty có đủ nhân sự với trình độ chuyên môn, năng lực cần thiết để thực hiện các hợp đồng dịch vụ theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chính sách và thủ tục này được thể hiện thông qua quy chế tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng nhân sự hàng năm và kế hoạch đào tạo tập huấn cho nhân viên hàng năm.

  1.  DANH SÁCH KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN

STT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề

kiểm toán

Nam

Nữ

Số

Thời hạn

Từ

Đến

1

Lưu Thị Thúy Anh

 

1963

TGĐ

0158-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

2

Nguyễn Thị Hồng Thanh

 

1960

PTGĐ

0053-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

3

Lê Thị Hạ

 

1946

PTGĐ

0082-2018-124 -1

01/01/2018

31/12/2022

4

Đào Duy Hưng

1978

 

PTGĐ

2017-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

5

Nguyễn Thị Hạnh

 

1982

PTGĐ

1690-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

6

Võ Công Tuấn

1970

 

PTGĐ

0486-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

7

Huỳnh Hữu Phước

1980

 

PTGĐ

1762-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

8

Hồ Xuân Hè

1982

 

PTGĐ

1603-2017-124-1

01/01/2018

31/12/2022

9

Nguyễn Khánh Hoa

 

1983

KTV

1956-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

10

Trương Thị Thảo

 

1952

KTV

0377-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

11

Lê Hồng Long

1976

 

KTV

0786-2018-124-1

01/01/2018

31/12/2022

12

Lê Thị Ngọc Lan

 

1963

KTV

0165-2020-124 -1

01/01/2020

31/12/2024

13

Nguyễn Thị Tuyết

 

1979

KTV

1475-2018-124 -1

01/01/2018

31/12/2022

14

Nguyễn Thị Thái Hải

 

1961

KTV

1361-2022-124-1

01/01/2022

31/12/2026

15

Nguyễn Thị Lan Hương

 

1987

KTV

3509-2020-124-1

01/01/2020

31/12/2024

16

Phạm Văn Tuân

1990

 

KTV

4498-2018-124-1

24/09/2018

31/12/2022

17

Nguyễn Thị Huyền Trang

 

1990

KTV

4287-2018-124-1

17/09/2018

31/12/2022

18

Trần Thị Phương Liên

 

1988

KTV

5006-2019-124-1

19/08/2019

31/12/2023

19

Lê Ẩn Thoa

 

1993

KTV

4705-2019-124-1

29/07/2019

31/12/2023

  1. NỘI DUNG, LỊCH TRÌNH VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN KIỂM TRA, SOÁT XÉT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG NĂM

Hàng năm, Công ty tổ chức kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán để đảm bảo rà soát, đánh giá chất lượng dịch vụ của Công ty để có giải pháp xử lý phù hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ và khắc phục kịp thời các sai sót liên quan đến chất lượng dịch vụ;

Mục tiêu của chương trình giám sát là giúp Công ty đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc các chính sách và thủ tục liên quan đến hệ thống kiểm soát chất lượng của Công ty là phù hợp và được vận hành hiệu quả.

  • Chương trình giám sát được chia thành 2 phần:

Giám sát hệ thống: bao gồm đánh giá việc tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cấp độ toàn Công ty (liên quan đến tính độc lập, chất lượng, quản lý rủi ro hợp đồng của toàn Công ty);

Giám sát chất lượng theo từng thành viên Ban Tổng Giám đốc/kiểm toán viên: thông qua việc kiểm tra chọn mẫu các hồ sơ hợp đồng dịch vụ đã hoàn thành trong năm của từng thành viên Ban Tổng Giám đốc/Kiểm toán viên;

  • Giám sát các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng bao gồm:

Tìm hiểu các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng;

Xác định xem các chính sách, thủ tục đó hoạt động có hiệu quả không (thông qua các thủ tục phỏng vấn, kiểm tra walk-through, kiểm tra hồ sơ...);

Thực hiện các đề xuất để cải thiện hệ thống, đặc biệt là khi phát hiện các khiếm khuyết trong hệ thống do có sự thay đổi trong chuẩn mực nghề nghiệp hoặc thông lệ thực hành;

  • Công việc kiểm soát chất lượng phải được lập thành kế hoạch và được thông báo tới các phòng nghiệp vụ trước khi thực hiện;
  • Thành lập Tổ Kiểm soát chất lượng: là bộ phận chức năng giúp việc Tổng Giám đốc. Thành phần Tổ Kiểm soát chất lượng bao gồm:

Thành viên Ban giám đốc phụ trách về giám sát chất lượng;

Các Thành viên: Thành viên tổ kiểm soát chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn về kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực.

  • Chức năng và nhiệm vụ của Tổ Kiểm soát chất luợng:
  • Lên kế hoạch kiểm soát chất lượng theo định kỳ hàng năm;
  • Ban hành hệ thống mẫu biểu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ kiểm toán;
  • Tổ chức thực hiện các đợt kiểm soát chất lượng theo định kỳ hàng năm;
  • Hướng dẫn các phòng nghiệp vụ hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và nâng cao chất lượng công việc kiểm toán.
  • Nội dung công tác giám sát bao gồm:

Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;

Đánh giá từng yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng, trên 2 phương diện: (1) Đánh giá về thiết kế của hệ thống (qua việc rà soát, xem xét tính phù hợp, đầy đủ của các văn bản, quy định, quy chế nội bộ của Công ty); và (2) Đánh giá về thực hiện (qua việc xem xét thực tế áp dụng các quy định đó);

Đánh giá liệu báo cáo của hợp đồng dịch vụ đã phát hành có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ hay không;

Xác định các khiếm khuyết (nếu có), đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp sửa chữa, khắc phục (nếu cần).

  • Công bố kết quả kiểm soát chất lượng:

Công ty sẽ tổ chức cuộc họp tập trung để phổ biến tới tất cả thành viên Ban Tổng Giám đốc và cán bộ, nhân viên Công ty về kết quả giám sát hàng năm, trong đó, mô tả chi tiết về quy trình giám sát, các kết luận về việc tuân thủ cũng như hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng của Công ty;

Kết quả kiểm soát chất lượng định kỳ được công bố công khai trong toàn Công ty;

Kết quả kiểm soát chất lượng định kỳ hàng năm sẽ là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng chuyên môn của kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán.

  1. DANH SÁCH ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN TRONG NĂM TÀI CHÍNH TRƯỚC LIỀN KỀ:

STT

Tên đơn vị được kiểm toán

Tình trạng hợp đồng

Đã thực hiện xong

Đang thực hiện

1

Tổng công ty thương mại Xuất khẩu Thanh Lễ

x

 

2

Công ty cổ phần dịch vụ Nông nghiệp Bình thuận

x

 

3

Công ty cổ phần quản lý bảo trì đường thuỷ 10

x

 

4

Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam

x

 

5

Công ty cổ phần đầu tư bất động sản An Phú

x

 

6

Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

x

 

7

Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Uông Bí Quảng Ninh

x

 

8

Công ty cổ phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái

x

 

9

Công ty Cổ phần Xi măng phú Thọ

x

 

10

Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Quang

x

 

11

Công ty Cổ phần chứng khoán Hải Phòng

x

 

12

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà

x

 

13

Công ty Cổ phần Sara Việt Nam

x

 

14

Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Tỉnh Lào Cai

x

 

15

Công ty Cổ phần chứng khoán BOS

x

 

16

Công ty Cổ phần giấy Hoàng Hà Hải Phòng

x

 

17

Công ty Cổ phần ô tô giải phóng

x

 

18

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Thái (KKC)

x

 

19

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa

x

 

20

Công ty Cổ phần Quản lý Đường sông số 3

x

 

21

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô Thị Thăng Long

x

 

22

Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

x

 

23

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hapaco

x

 

24

Công ty Cổ phần Trung Đô

x

 

25

Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành

x

 

26

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng BDC Việt Nam

x

 

27

Công ty Cổ phần Petrotimes

x

 

28

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam

x

 

29

Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung

x

 

30

Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực

x

 

31

Công ty Cổ phần BCH

x

 

32

Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

x

 

33

Công ty Cổ phần phát hành sách Thái Nguyên

x

 

  1. THUYẾT MINH VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN

Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt quy định cụ thể toàn bộ các thành viên tham gia cuộc kiểm toán (Bao gồm cả thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách hợp đồng dịch vụ, người thực hiện soát xét KSCL, kiểm toán viên và các thành viên khác) khi thực hiện cung cấp dịch vụ phải đảm bảo xác định, đánh giá, báo cáo các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập và các biện pháp bảo vệ cần thiết làm giảm các nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được;

Quy định của chuẩn mực: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh h­ưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình;

Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ đ­ược thì kiểm toán viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán;

Công ty quy định các biện pháp cụ thể để bảo vệ tính độc lập trước các nguy cơ do tư lợi, tự kiểm tra, tự bào chữa, quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa... bao gồm:

  • Các biện pháp bảo vệ chung:
    • Các thành viên nhóm kiểm toán phải đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệp nghề nghiệp;
    • Kiểm toán viên phải liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, chuyên môn;
    • Cuộc kiểm toán phải tuân thủ các quy định về thủ tục, trình tự soát xét.
  • Các biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng cuộc kiểm toán:
    • Toàn bộ các thành viên của nhóm kiểm toán (bao gồm cả các cấp soát xét) phải ký cam kết về tính độc lập và hành động phù hợp với cam kết;
    • Cuộc kiểm toán phải tuân thủ đúng các quy định nội bộ về giám sát việc tuân thủ các chính sách và thủ tục của công ty liên quan đến tính độc lập;
    • Sử dụng thành viên Ban TGĐ và các nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ khác nhau với cơ chế báo cáo riêng để thực hiện dịch vụ phi bảo đảm cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ đảm bảo;
    • Thông báo đầy đủ về quy chế xử lý kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục về tính độc lập;
    • Bổ sung kiểm toán viên khác để soát xét lại các công việc đã làm và tham khảo ý kiến nếu cần thiết;
    • Chuyển một thành viên khỏi nhóm kiểm toán khi các lợi ích tài chính hoặc các mối quan hệ của thành viên đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập.
  • THUYẾT MINH VỀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHO KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ

Hàng năm, Công ty đều tổ chức đào tạo cho nhân viên toàn công ty và các Kiểm toán viên hành nghề về các vấn đề liên quan như kiểm toán, kế toán, thuế, tài chính và các lĩnh vực khác. Các nội dung cụ thể được thực hiện tùy theo mục đích công ty đặt ra phù hợp với tình hình hoạt động trong từng giai đoạn.

Hàng năm, các Kiểm toán viên hành nghề của công ty đều thực hiện tham gia cập nhật kiến thức theo các chuyên đề do VACPA tổ chức và theo dõi, giám sát để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư 150/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 của Bộ Tài chính.

  1. CÁC THÔNG TIN TÀI CHÍNH

Các thông tin tài chính được lấy trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 30/06/2022 (Năm tài chính từ 01/07/2021 đến ngày 30/06/2022):

Chỉ tiêu

Giá trị (đồng)

Tổng Doanh thu

32.987.993.477

Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng

3.899.490.455

Doanh thu dịch vụ khác

29.088.503.022

Chi phí

32.737.694.953

Chi phí tiền lương, thưởng của nhân viên

20.207.884.576

Chi phí khác

  12.529.810.377

Lợi nhuận sau thuế

354.329.424

Các khoản thuế phải nộp NSNN

2.665.811.389

Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp

87.759.102

Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp

 

+ Số trích trong năm:

168.339.384

+ Số dư cuối năm:

2.371.141.328

 

 

  1.  THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHO BAN GIÁM ĐỐC

Thu nhập của Ban Tổng Giám đốc được xác định theo Quy chế tiền lương của Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt.

  

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2022

 

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

 

 

Đã ký

 

Lưu Thị Thúy Anh

DH

Lượt xem:224
Khách hàng tiêu biểu
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác